KANO OS thêm một hệ điều hành cho Raspberry Pi

Chào các bạn,

Hầu như ai trong chúng ta khi sử dụng bo mạch Raspberry Pi, thì đều biết đó là một bo mạch mã nguồn mở. Nó tích hợp chip xử lý công nghệ cao, ram, card video, tương đương như một máy tính vậy. Và nghiễm nhiên là nó có thể cài nhiều hệ điều hành khác nhau.

Với chíp xử lý ARM quad core, và model Raspberry Pi 3 mới nhất hiện nay! Nó đã có khả năng xử lý đồi vời nhiều hệ điều hành dùng cho mục đích học tập như Raspbian hay văn phòng như Ubuntu Mate, vân vân và vân vân.

Hôm nay, Team tin tức của raspberrypi.vn xin giới thiệu thêm một hệ điều hành mới! Qua trải nghiệm ban đầu thì cá nhân mình thấy nó khá là thú vị và giao diện hết sức là baby :3 Các ba mẹ sắm bo mạch này về và cài hệ điều hành thì có khi con trẻ sẽ rất thích mà lại có thêm nhiều kỹ năng vậy :3 Thôi! Khỏi vòng vo nữa, Team tin tức xin giới thiệu hệ điều hành mới phát hiện: KANO OS

ÔoÔ

logo

KANO OS
– Open-Source OS for exploration, creation, and play –

Tóm tắt một chút đánh giá của mình vềhệ điều hành này:

– Giao diện đẹp đẽ, mới lại với nhiều sắc màu
– Độ mượt, cảm giác như đang dùng Rasbian vậy
– Có sẵn một đống ứng dụng
– 3 game: Minecraft, Pong, Snake
– Học code với tool có sẵn: Codecademy, Scratch, Sonic Pi,…
– App Calculator, Chromium, Midori, VNC – Tuyệt nhỉ :3

Và còn nhiều nữa cơ 😀 Một hệ điều hành hay như vậy thì tại sao chúng ta không nhanh chóng cài đặt ngay chứ nhỉ!

Để cài Kano OS chúng ta chuẩn bị.

Chuẩn bị đồ nghề:

– Bo mạch Raspberry Pi, cùng phụ kiện của nó (Combo Raspberry Pi 3 Starter Kit)
– Màn hình, bàn phím, chuột.

Thẻ nhớ, dung lượng 8-16 Gb class 10.
– Hệ điều hành Kano OS, tải tại đây

Sau khi tải về một file .zip từ trang chủ của kano thì bạn chỉ cần giải nén vào thẻ nhớ là được. Nó vốn là NOOB được tích hợp image Kano. Rất là dễ dàng, không cần cài thêm phần mềm như khi cài Ubuntu Mate hay Raspbian.

Khi khởi động Raspberry Pi lên thì hệ điều hành sẽ được tự động cài đặt, thời gian để setup lần đầu có thể mất tới chục phút (Tùy thuộc vào tốc độ thẻ nhớ nữa, vậy lên cứ sắm thẻ class 10 nhé) :

01

Đợi quá trình này hoàn tất thì RP3 sẽ khởi động lại.

02

Quá trình setup ban đầu, bạn nhập tên của bạn.

03

Và nhập mật khẩu, mật khẩu này chính là “kano“, mật khẩu mặc định.

Sau đó bạn nhấn thử lệnh “cd rabbithole” xem 🙂

04

Và bạn sẽ thấy một game với con thỏ trắng, sủ dụng các nút lên xuống trái phải đẻ di chuyển lên trên cùng. Sau đó cho con thỏ di chuyển đến cái máy tính và nhấn nút ENTER. Lập tức Kano sẽ vào màn hình chính.

Đợi chút, Setting up, please wait……

05

Đợi chút, bây giờ bạn sẽ đặt skin cho nhân vật của mình. Một nhân vật dất dễ thương mặc võ phục, bạn có thể chỉnh màu da, kiểu tóc, kiểu áo,….

06

Xong rồi thì bạn ấn nút OK và chiến thôi :3

07

Giao diện ban đầu khá đơn giản với một số ứng dụng hiển thị, nhìn giống như windows 8. Có nhiều ứng dụng có icon và giao diện khá là baby. Tích hợp mấy phần mềm như Khan academy với code cademy để học lập trình, nhưng mình nghĩ đó chỉ là một cửa sổ của trình duyệt được lược bớt menu.

Bạn ấn vào “Story Mode“, bạn sẽ hóa thân thành một nhân vật phươu lưu trong thế giói electric. Rất phù hợp cho trẻ em, đúng không nào và còn học được nhiều kiến thức về điện tử nữa 😀

Các bạn ấn vào nút “Classic Mode” sẽ về giao diện Desktop

08

Tổng quan, các hoạt động khá là mượt mà như khi dùng Raspbian. Hệ điều hành Kano này được thiết kế phục vụ cho học tập là chính, hoặc cho trẻ em là chính. Giao diện màu sắc, tích hợp nhiều phần mềm và bạn có thể tải và cài đặt thêm qua Termial như những hệ điều hành khác.

Tuy nhiên, hiệu năng của Raspberry Pi 3 tuy cao nhưng chỉ xử lý nhanh những hoạt động đơn nhiệm. Nếu như dùng nó như một desktop, mở hết phần mềm này đến phần mềm  khác sẽ gây ra hiện tượng lag. Hệ điều hành Kano OS này cũng tương tự như vậy!

Với bài viết này, mình nghĩ những bạn nào đang chán vọc Raspberry Pi mà không muốn bán thì có thể cài hệ điều hành này để chế mini pc tặng trẻ nhỏ thì thật là ý nghĩa đúng không nào 😀

 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết 😀 Chúc vui!

 

Raspberry Pi Việt Nam